Xương hàm mỏng có niềng răng được không? Để trả lời cho những thắc mắc của các bạn đang có ý định niềng răng nhưng lo lắng vấn đề xương mỏng không đủ điều kiện, Nha khoa Niềng răng Đà Nẵng sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây
1. Xương hàm mỏng như thế nào? Cách nhận biết xương hàm mỏng
Xương hàm mỏng là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ phần thể tích xương xung quanh chân răng mỏng và ít hơn so với bình thường. Để xác định xương hàm của bạn có bị mỏng hay không, cần phải đến gặp bác sĩ để tiến hành chụp X-quang. Phim thường được sử dụng là phim đo sọ nghiêng Cephalometric hay phim cắt lớp vi tính CTCB tia hình nón.

2. Xương hàm mỏng có niềng răng được không?
Niềng răng sử dụng các khí cụ để tác động trực tiếp lên răng, xương ổ răng. Từ đó, dịch chuyển các răng từ từ, theo đúng vị trí như mong muốn. Cơ chế của phương pháp này là khi răng dịch chuyển đến đâu thì phần xương chỗ đó sẽ bị tiêu đi. Sau đó, phần đối diện xương sẽ bồi đắp lại, nhằm đảm bảo rằng chân răng không bị tiêu đi mà vẫn được bao bọc trong xương.
Bác sĩ Hồ Thị Ái Vân – Nha khoa Rich Dental: Xương hàm mỏng có niềng răng được không còn tùy thuộc vào mỗi trường hợp sau đây:
2.1 Xương hàm mỏng + Tình trạng răng hô, móm nặng
Đối với trường hợp này, thì không nên niềng răng. Bởi vì, khi răng lệch lạc nặng, phức tạp, thì bắt buộc phải nhổ răng và phải dùng lực kéo răng hàm trên hoặc các răng hàm dưới về sau để cải thiện. Nếu xương hàm mỏng thì sự kéo lùi này sẽ bị hạn chế, có nghĩa là bác sĩ không thể dùng lực tối đa để kéo các vùng răng phía trước như mong muốn. Kết quả cuối cùng là không đem lại hiệu quả.

2.2 Xương hàm mỏng + Răng khuyết điểm nhẹ
Trong trường hợp răng khuyết điểm nhẹ như thưa, khấp khểnh nhẹ, không cần thiết phải nhổ răng, cũng không cần phải kéo lùi nhiều. Lúc này, bác sĩ sẽ phải tiên lượng trục răng sau khi niềng để quyết định xem bạn có đủ điều kiện niềng răng hay không. Không có câu trả lời chắc chắn cho trường hợp này, bởi vì khi gắn mắc cài, dây cung thì chân răng sẽ di chuyển khỏi vị trí ban đầu và khiến cho xương hàm răng bị tiêu đi nếu xương hàm quá mỏng.

Kết luận
Để xác định răng hàm mỏng hay không, có đủ điều kiện để niềng răng hay không, bạn nên đến bệnh viện, trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và chụp phim đầy đủ để được chẩn đoán chính xác nhất.
3. Biến chứng khi niềng răng xương hàm mỏng
Trong khi niềng răng, nếu bạn phát hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ của bạn, để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình niềng răng và sức khỏe răng miệng.

- Lợt tụt dần để lộ chân răng.
- Răng bị lung lay.
- Đau nhức và ê buốt liên tục,..
Những dấu hiệu trên là biểu hiện của tình trạng tiêu xương răng hoặc tiêu chân răng. Do bác sĩ không phát hiện vùng xương hàm mỏng kịp thời, khi răng dịch chuyển thì chân răng sẽ từ từ tiến lại gần và tiếp xúc với xương vỏ gây ra tình trạng như trên.
4. Các phương pháp niềng răng phù hợp cho xương hàm mỏng
Sau khi các bác sĩ chỉ định trường hợp của bạn đủ điều kiện được niềng răng với xương hàm mỏng, thì có thể lựa chọn một trong các phương pháp chỉnh nha sau đây:
Các loại niềng răng | Ưu điểm | Nhược điểm | Giá dao động |
Niềng răng mắc cài kim loại | Chi phí rẻ nhất nhưng đem lại hiệu quả cao. | Khó khăn khi ăn uống, vệ sinh răng. Tính thẩm mỹ kém. | 25 – 30 triệu |
Niềng răng mắc cài sứ | Mắc cài sứ tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại. | Chất liệu sứ dễ vỡ, dễ nhiễm màu. | 35 – 40 triệu |
Niềng răng mắc cài tự buộc | Dây cung trượt tự động trong rãnh mắc cài => rút ngắn thời gian niềng, hiệu quả tốt. | Thiết kế mắc cài hơi vướng khi đeo. | 30 – 35 triệu |
Niềng răng mắc cài mặt trong | Hiệu quả thẩm mỹ cao, khi khí cụ được gắn bên trong bề mặt răng (tiếp xúc với mặt lưỡi) | Rất khó khăn khi vệ sinh, dễ gây ra tình trạng sâu răng, viêm nướu,.. | 60 – 80 triệu |
Niềng răng khay trong suốt | Tính thẩm mỹ cao nhất, không cần phải gặp bác sĩ thường xuyên. | Chi phí quá cao, chỉ phù hợp với một số tình trạng răng nhất định. | 80 – 120 triệu |
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc về về vấn đề: “Xương hàm mỏng có niềng răng được không?” Bạn hãy đến trực tiếp nha khoa uy tín để bác sĩ chụp X-quang và cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất nhé!
Chúc các bạn nhiều sức khỏe!