[Chuyên Gia Giải Đáp] Răng Yếu Có Niềng Được Không?

Răng yếu có niềng được không? là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm khi nhận thấy răng của mình hay ê ẩm và đau nhức, sợ làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng. Sau đây Nha khoa Niềng răng Đà Nẵng sẽ giải đáp thắc mắc trên ngay bên dưới nhé!

1. Cơ chế niềng răng là gì?


Trước khi giải đáp răng yếu có niềng được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động niềng răng chỉnh nha là gì. Mặc dù niềng răng không còn quá xa lạ trên thế giới, nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu đúng về cách thức răng dịch chuyển.

Ở giai đoạn đầu tiên, khí cụ sẽ siết chặt răng tạo nên áp lực lên nướu, từ đó, làm cho dòng chảy của máu ở mô nướu bị cản trở. Việc không cung cấp đầy đủ nguồn máu sẽ dẫn đến các mô nướu dẫn chết đi, song song với đó là quá trình tái tạo các tế bào mới và khôi phục lại dòng chảy của máu.

Đồng thời, khi niềng răng cũng khiến cho một phần xương hàm bị tan ra, tạo thành những lỗ hổng ở xương để hỗ trợ cho việc dịch chuyển răng dễ dàng hơn dưới sự tác động của khí cụ niềng. Lúc này, mô nướu cũng sẽ được bơm máu trở lại và được tái sinh và có nhiệm vụ quan trọng là giữ chặt chân răng.

rang-yeu-co-nieng-duoc-khong
Quá trình răng dịch chuyển

2. Răng yếu có niềng được không?


Chuyên gia Bác sĩ Hồ Thị Ái Vân giải đáp: “Tùy vào mức độ răng khấp khểnh và sức khỏe răng yếu thực tế mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn chính xác răng yếu có niềng răng được không. Nếu răng yếu do mắc bệnh lý thì cần phải điều trị khôi phục sức khỏe trước rồi mới có thể niềng. Nhưng nếu răng yếu bẩm sinh thì việc niềng răng sẽ cần phải cẩn trọng để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.”

rang-yeu-co-nieng-duoc-khong
Răng yếu do mắc bệnh răng miệng

Niềng răng sẽ tác động trực tiếp để kéo răng dịch chuyển, với những chiếc răng khỏe mạnh thì việc dịch chuyển sẽ diễn ra bình thường theo sự kiểm soát của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu răng yếu thì việc kiểm soát răng sẽ khó khăn hơn, nguy hiển sẽ làm răng dịch chuyển sai lệch và làm hỏng răng.

Vì vậy, để biết được trường hợp răng yếu của bạn niềng răng được hay không thì cần phải thăm khám, chụp X-quang, xét nghiệm máu bởi bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Việc niềng răng cho răng yếu cần phải lên phác đồ điều trị chi tiết và được kiểm soát hiệu quả bởi chuyên gia có chuyên môn cao.

3. Loại niềng răng tốt nhất cho răng yếu


So với niềng răng cho răng khỏe mạnh thì niềng răng cho răng yếu cần phải xem xét cẩn thận và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để mang lại kết quả cao và an toàn cho sức khỏe. Hiện nay, phương pháp niềng răng Invisalign được ứng dụng hầu hết các tình trạng răng miệng, là công nghệ độc quyền của Mỹ với nhiều ưu điểm vượt trội sau:

rang-yeu-co-nieng-duoc-khong
Phương pháp niềng răng Invisalign tốt nhất cho răng yếu
  • Hiệu quả chỉnh nha cao, răng dịch chuyển từ từ nên rất phù hợp với tình trạng răng yếu
  • Dịch chuyển răng với lộ trình chi tiết, kế hoạch tối ưu dựa trên công nghệ hiện đại Scan răng Itero và phần mềm Clincheck mô phỏng quá trình răng dịch chuyển.
  • Răng và xương ổn định sau mỗi giai đoạn chỉnh nha, không xâm lấn hay tổn hại bất kỳ đến các mô hàm răng.
  • Niềng răng bằng máng trong suốt, đem đến hiệu quả thẩm mỹ cao, khó có thể phát hiện bạn đang đeo niềng răng
  • Khay niềng có thể tháo lắp, giúp cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
  • Thời gian niềng răng cũng được rút ngắn đáng kể, đối với tình trạng răng lệch lạc nhẹ thì có thể có kết quả từ 4 – 6 tháng.

Để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng răng yếu có nên niềng răng không và phương pháp niềng răng phù hợp là gì, thì bạn hãy liên hệ trực tiếp nha khoa uy tín để được thăm khám chính xác nhé!

Nếu các bạn còn có câu hỏi nào về dịch vụ niềng răng, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc gọi đến số Hotline: 090.511.2222 để được giải đáp nhanh chóng và miễn phí nhé!

Chúc các bạn nhiều sức khỏe!