[Giải Đáp] Niềng Răng Có Làm Răng Yếu Đi Không?

Niềng răng là phương pháp dùng sức kéo của các khí cụ niềng để dịch chuyển các răng về vị trí đúng trên khung hàm. Cũng chính vì điều nay nên nhiều lo lắng, không biết niềng răng có làm răng yếu đi không? Hãy cùng Nha khoa Niềng Răng Đà Nẵng giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Niềng răng có làm răng yếu đi không?


Niềng răng là kỹ thuật nha khoa phức tạp sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun, minivis, khay trong suốt,.. nhằm dịch chuyển các răng lệch lạc về vị trí mong muốn. Từ đó giúp cho hàm răng đều đẹp, khuôn mặt cân đối và hài hòa. Bác sĩ sẽ gắn các mắc cài lên trên răng, sau đó điều chỉnh lực siết nhờ vào dây cung, dây thun,.. để kéo răng. Trong giai đoạn ban đầu, các răng khi được tác động lực làm nén dây chằng, khiến cho các mô xương ở tại vị trí răng tiêu đi. Từ đó, răng có thể dịch chuyển. Sau khi quá trình niềng răng hoàn tất, các mô xương, nướu dần sống lại và lấp đầy khoảng trống bị tiêu trước đó.

nieng-rang-co-lam-rang-yeu-di
Niềng răng xong răng có yếu đi không?

Sự tác động của mắc cài và khay niềng vào răng khiến cho nhiều người lo lắng răng sẽ bị yếu đi khi niềng. Đặc biệt là đối với những trường hợp răng phức tạp, lệch lạc nặng thì cần kết hợp với nhổ răng mới có thể đem lại hiệu quả.  Về lý thuyết, niềng răng không làm răng yếu đi, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc, hình dạng hay xâm lấn men răng. Do vậy, các bạn cứ yên tâm niềng răng sớm đi nhé!

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có trường hợp niềng răng xong răng yếu đi, dù trường hợp này khá hiếm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cùng tìm câu trả lời trong nội dung tiếp theo nhé!

2. Nguyên nhân khiến răng bị yếu đi khi niềng


Dưới đây là 2 nguyên nhân chính khiến cho răng bị yếu đi khi niềng

2.1 Nguyên nhân từ phía bác sĩ

  • Bác sĩ tính toán sai lực khi tác động lên răng, có thể là do tác động lực quá mạnh khiến cho răng bị lung lay, gãy rụng. Hoặc nếu lực quá yếu thì thời gian niềng sẽ kéo dài, răng dịch chuyển sai, dẫn đến niềng răng hỏng.
  • Tăng lực kéo, dây thun quá sớm khi răng vừa mới dịch chuyển chưa ổn định. Điều này sẽ gây tổn thương đến xương hàm và dẫn đến tiêu xương.
  • Một nguyên nhân khác là do bệnh nhân gặp bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,… nhưng bác sĩ không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Lúc này, nước và lợi bám vào chân răng sẽ ngày càng yếu đi, gây ra tình trạng răng lung lay.
nieng-rang-co-lam-rang-yeu-di
Niềng răng có bị yếu không?

2.2.  Nguyên nhân từ phía bệnh nhân

Do khách hàng không tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc răng niềng, ăn đồ cứng, dai, không thăm khám đúng lịch hẹn, tự ý xử lý các vấn đề bất thường,.. Dẫn đến răng bị sâu, mắc cài bung tuột, dây cung đâm vào má, răng dịch chuyển sai trong thời gian dài. Cuối cùng răng bị yếu đi, thậm chí bật cả chân răng ra khỏi xương hàm.

3. Cách xử lý răng bị yếu khi niềng


3.1 Hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể

Bạn nên liên hệ với bác sĩ niềng răng của mình để tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng răng hiện tại của bạn thông qua chụp phim 3D CT. Trong trường hợp, răng yếu đi do bệnh nướu răng thì bác sĩ sẽ điều trị trực tiếp và kê đơn thuốc cho bạn sử dụng tại nhà.

Trong trường hợp, răng yếu do mật độ xương hàm kém hay chân răng ngắn đi thì bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép thêm xương răng. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình đeo niềng răng của bạn.

3.2 Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho người niềng

Khi thực hiện chỉnh nha, chân răng sẽ bị dịch chuyển và trở nên yếu hơn trước lúc xương hàm xung quanh được tái tạo lại. Do đó, trong những ngày đầu sau siết răng, bạn nên chú ý hơn trong vấn đề ăn uống.

Hãy hạn chế ăn các món dai, cứng, giòn,.. tạo nhiều áp lực lên răng. Ngoài ra, bạn nên ăn đồ mềm, cắt nhỏ thức ăn và hạn chế hành động cắn xé thức ăn quá mạnh.

nieng-rang-co-lam-rang-yeu-di
Thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi niềng răng

Mặc dù tỷ lệ răng bị yếu đi sau niềng là rất nhỏ và nguyên nhân phần lớn là do di truyền (khó kiểm soát). Vì vậy, cách tốt nhất để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Hy vọng, bài viết trên đây của Nha khoa Niềng răng Đà Nẵng đã cung cấp những thông tin cần thiết cho câu hỏi của bạn về: “Niềng răng có làm răng yếu đi không?”.

Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!