Để thực hiện chỉnh nha thì cần phải có các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung, khay niềng,.. để tạo lực kéo lên các răng, giúp các răng dịch chuyển theo đúng vị trí trên cung hàm. Vậy tất cả các khí cụ đó là gì? Có tác dụng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Nha khoa Niềng Răng Đà Nẵng để biết rõ về khí cụ niềng răng nhé!
Khí cụ chỉnh nha là gì?
Khí cụ niềng răng là dụng cụ nha khoa được nha sĩ sử dụng để hỗ trợ trong quá trình chỉnh nha. Khí cụ niềng răng có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có đặc điểm, tác dụng và nhiệm vụ khác nhau. Hiện nay có 2 phương pháp chỉnh nha phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Ở mỗi phương pháp sẽ sử dụng những khí cụ nha khoa chuyên biệt như dưới đây.
Khí cụ niềng răng mắc cài
Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, pha lê, mắc cài tự đóng
Hệ thống mắc cài có tác dụng di chuyển các răng theo đúng vị trí, hướng răng theo lực siết của bác sĩ, vừa có tác dụng cố định các răng tại vị trí đã được chỉ định.
Mắc cài thường làm bằng kim loại, sứ, pha lê, mắc cài thiết kế đặc biệt tự đóng, được gắn lên bề mặt răng bằng keo dính nha khoa.
Dây cung vuông, tròn
Dây cung là sợi dây làm bằng chất liệu thép không gỉ như: titanium, niken,..an toàn trong môi trường miệng. Dây cung được gắn lên trên mắc cài và cố định chúng bằng dây chun hoặc sợi chỉ thép hoặc chốt đóng tự động. Đây chính là khí cụ quan trọng trong việc tạo lực dịch chuyển lên răng. Lịch tái khám định kỳ chính là điều chỉnh lực siết dây cung lên mắc cài.
Hooks
Hooks là một bộ phận nhỏ ở trên đầu của các mắc cài, chúng được thiết kế để gắn dây chun liên hàm ở cả hàm trên và hàm dưới. Khí cụ Hooks thường được gắn ở các răng nanh hoặc các răng cối nhỏ và trên khâu (band) tại các răng cối lớn.
Khâu (Band)
Band hay còn có được gọi là khâu, được làm bằng sắt không gỉ, hình vuông được thiết kế theo hình dáng răng của bạn. Khâu này thường được đặt vào răng hàm lớn số 6, 7 để làm điểm tựa cho các khí cụ chỉnh nha khác. Đầu của các dây cung sẽ gắn vào khâu chỉnh nha để duy trì lực tác động của dây cung lên những răng khác.
Thun liên hàm
Thun liên hàm là những chiếc cao su nha khoa, có độ đàn hồi cao và được gắn từ hàm trước xuống hàm dưới với mục đích tạo lực kéo vừa phải cho răng. Một đầu sẽ gắn vào mắc cài hàm trên và một đầu còn lại gắn vào mắc cài hàm dưới. Có tác dụng điều chỉnh khớp cắn cho cả hai hàm. Bên cạnh đó, thun liên hàm còn giúp kéo răng khểnh, các răng mọc lệch hoặc các răng không nằm trên cùng đường cung, về vị trí mong muốn.
>>> Xem thêm: Niềng Răng Bị Hóp Má Phải Làm Sao?
Minivis (vít niềng răng)
Minivis có cấu tạo hình xoắn ốc khá nhỏ, đường kính trung bình từ 1.4-2mm, chiều dài trung bình khoảng 6-12mm. Được cắm trực tiếp vào mô nướu, có tác dụng là điểm tựa neo chặn tuyệt đối, giúp điều chỉnh khớp cắn và giúp lực lên các răng mạnh hơn, từ đó giúp răng dịch chuyển nhanh hơn.
Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà vị trí cắm vis sẽ khác nhau, số lượng minivis có thể từ 1 – 4 cái. Cắm vít niềng răng thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Đóng khoảng sau nhổ răng
- Đánh lún hoặc làm trồi răng
- Dựng trục răng
- Di xa toàn hàm
- Thay đổi mặt phẳng cắn
Lò xo
Lò xo làm bằng thép không gỉ, được gắn vào các răng hàm để kết nối với dây phía sau răng nanh. Có 3 loại lò xo chính, mỗi loại sẽ có nhiệm vụ khác nhau, cụ thể:
- Lò xo đẩy: Tạo thêm khoảng trống giữa các răng.
- Lò xo kéo: Đóng khoảng trống giữa các răng.
- Lò xo duy trì: Duy trì khoảng trống giữa các răng, giúp khoảng trống đó không bị thu hẹp lại hay nới rộng thêm.
Chun chuỗi
Chun chuỗi có cấu tạo là một dải cao su nhiều màu sắc, có nhiều vòng hình chữ O, được nối với nhau tạo thành dải, chạy từ răng này sang răng khác. Trong niềng răng, chun chuỗi được dùng để liên kết với các răng trong cùng một hàm, giúp các răng dịch chuyển nhanh hơn. Hoặc một tác dụng khác là kéo cụm và đóng khoảng thưa giữa các nhóm răng cùng một loại. Do đó, vị trí đặt chun sẽ phụ thuộc vào chức năng mà bác sĩ điều trị mong muốn.
Chun tách kẽ
Thường sẽ được các bác sĩ gắn đầu tiên, trước cả khi gắn mắc cài. Thun tách kẽ có thiết kế dày khoảng 2mm, được bác sĩ đặt vào vị trí kẽ hở giữa hai răng hàm, nhằm tạo ra các khoảng trống giữa 2 răng để có thể đặt band. Thời gian đặt chun tách kẽ từ 5-7 ngày.
>>> Xem ngay: Độ Tuổi Niềng Răng Vàng Cho Mọi Trường Hợp
Khí cụ nong hàm
Nong hàm là nới rộng cung hàm, nhằm tăng diện tích vòm miệng, để các răng có khoảng trống đủ dịch chuyển. Thông thường, kỹ thuật này thường sử dụng cho hàm trên, rất ít trường hợp sử dụng cho hàm dưới.
Thời gian nong hàm từ khoảng 1-3 tháng. Thông thường khi đã sử dụng kỹ thuật nong hàm thì sẽ không cần phải nhổ răng nữa. Vì vậy, đây được coi là phương pháp hữu hiệu để thay thế việc nhổ răng, mà các bạn chỉnh nha thường hay sợ. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng nào cũng được áp dụng khí cụ này.
Hàm duy trì
Hàm duy trì được sử dụng sau khi đã tháo tất cả hệ thống mắc cài, dây cung,..khi niềng răng hoàn tất. Có tác dụng giữ cho răng chắc, ổn định, duy trì kết quả niềng răng, giúp cho răng không “chạy” lại vị trí ban đầu.
Có 3 loại hàm duy trì phổ biến là miếng dán duy trì cố định, hàm duy trì hawley kim loại tháo lắp và hàm duy trì máng trong suốt tháo lắp. Thời gian đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng, có nhiều trường hợp răng yếu thì phải đeo hàm duy trì cả đời.

Khí cụ niềng răng không mắc cài (khay trong suốt)
Khay niềng trong suốt
Khay niềng được thiết bằng vật liệu nhựa y tế cao cấp, mang tính thẩm mỹ cao cho khách hàng. Khay niềng an toàn, không gây kích ứng trong môi trường miệng, có tính năng đàn hồi, tác động lực lên răng và đưa răng dịch chuyển từ từ về vị trí mong muốn trên cung hàm.
Khay niềng được mô phỏng theo hình dạng, cấu trúc hàm răng của mỗi bệnh nhân. Phương pháp này không sử dụng đến mắc cài, dây cung,..
Attachment
Attachment là các mấu nhỏ được thiết kế gắn trực tiếp lên bề mặt răng, làm từ composite có màu giống với màu răng tự nhiên. Attachment có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc vát chéo, được gắn vào khay hàm đầu tiên. Có 2 nhiệm vụ khác nhau là:
- Cố định khay niềng, không lo bị trôi tuột khỏi hàm.
- Tạo lực của khay niềng, giúp răng di chuyển từ từ khoảng 2mm mỗi khay.
Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò là điểm neo để bác sĩ gắn các khí cụ khác trong một vài trường hợp đặc biệt.
Trên đây là tất cả các khí cụ niềng răng mà Nha khoa Niềng Răng Đà Nẵng đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Nếu các bạn còn thắc mắc về dịch vụ niềng răng hoặc các câu hỏi liên quan, hãy liên hệ số 090.511.2222 để được các bác sĩ chuyên khoa niềng răng giải đáp Miễn phí nhé!