Dấu hiệu sâu răng là gì? Bệnh sâu răng là một bệnh lý nguy hiểm, chúng phát triển một cách thầm lặng. Ở những giai đoạn đầu thường rất khó để phát hiện bệnh vì chúng thường không có dấu hiệu rõ ràng. Hãy cùng Nha khoa Niềng răng Đà Nẵng điểm qua 5 dấu hiệu bệnh sâu răng bạn cần biết để phát hiện và điều trị sớm nhất nhé!
1. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh sâu răng
Bệnh sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng của răng (men răng, ngà răng) do quá trình mất khoáng, gây ra bởi vi khuẩn trên mảng bám và hình thành các lỗ nhỏ có màu sẫm trên răng. Thông thường, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh sâu răng ngay sau khi nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần phải chụp X-quang để kiểm tra dấu hiệu sâu răng ở những vị trí khó phát hiện.
Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh sâu răng thường gặp:
1.1 Các đốm đen xuất hiện trên bề mặt
Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất, nhưng nhiều người lại không chú ý đến dấu hiệu này. Ban đầu, những đốm này chỉ hơi sẫm màu, tuy nhiên, những đốm đen này bắt đầu lan rộng dần và tạo lỗ hỏng “xấu xí” trên răng. Một số trường hợp khác, dấu hiệu của bệnh sâu răng là xuất hiện những đốm trắng hoặc vệt sáng màu trên răng.
1.2 Nước sưng hoặc chảy máu
Vi khuẩn sâu răng lây lan khiến phần mô nướu trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt khi có tác động như chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu sẽ chảy máu và dễ nhiễm trùng. Điều này cho thấy răng đang sâu ở mức độ nặng và phải điều trị ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm.
1.3 Hơi thở có mùi hôi khó chịu
Thức ăn lâu ngày không được làm sạch sẽ mắc vào các kẽ răng, chân răng, tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Từ đó, tạo nên mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, vi khuân còn gây ra vị đắng trong miệng khiến người bệnh có cảm giác ăn không ngon.
1.4 Răng trở nên nhạy cảm
Khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ có những cơn đau buốt ngay tại răng bị sâu. Đây chính là dấu hiệu cho thấy răng đang bị vi khuẩn tấn công, khiến cho ngà răng bị bào mòn và ảnh hưởng đến dây thần kinh, làm cho răng dễ ê buốt. Nếu không được điều trị sớm sẽ khiến răng ngày càng yếu dần và rụng đi.
1.5 Chảy máu răng
Nếu một lỗ sâu răng nằm ở giữa 2 răng làm cho các mô nướu phát triển tràn ra ngoài. Khi đánh răng, phần mô nướu này bị tổn thương và chảy máu.
2. Các phương pháp điều trị sâu răng
Có 4 phương pháp điều trị bệnh sâu răng phổ biến là bằng flouride, trám răng, bọc răng sứ, nhổ răng. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng giai đoạn phát triển bệnh sâu răng. Cụ thể:
Giai đoạn 1:
Phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp sâu răng chỉ mới bắt đầu hình thành. Quan sát kỹ trên bề mặt răng sẽ có những đốm trắng màu đục hoặc ố vàng. Đây chính là các mảng bám cao răng. Thường giai đoạn này rất khó phát hiện nếu không kiểm tra răng miệng định kỳ.
=> Điều trị bằng phương pháp fluoride
Fluoride là chất có tác dụng làm chắc răng, bảo vệ men răng, ngăn bệnh sâu răng phát triển. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng, gel chứa nhiều fluoride để điều trị bệnh sâu răng trong giai đoạn đầu.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm những loại kem đánh răng có chứa có hoạt chất hạn chế sự phát triển sâu răng như Xylitol, Stannous Fluoride, Chlorhexidine Gluconate
Giai đoạn 2:
Các vi khuẩn sâu răng sẽ “trú ngụ” và phát triển từng ngày trong những mảng bám và cao răng. Chúng tấn công và ăn mòn men răng và từ từ khiến những vùng bị ăn mòn chuyển thành màu đen.
-> Điều trị bằng phương pháp trám răng
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa để cạo bỏ đi những phần sâu răng. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám như composite, hỗn hợp sứ,.. để lấp đầy những phần sâu bị loại bỏ.
Giai đoạn 3:
Lỗ sâu răng phát triển rộng và khiến răng bị đau nhức. Tủy răng sẽ bị viêm nhiễm gây đau đớn và hơi thở có mùi.
=> Điều trị bằng phương pháp bọc răng sứ
Bác sĩ sẽ mài bỏ những lỗ sâu răng và chế tác mão sứ để chụp lên phần răng bị mài. Mão sứ có tác dụng bảo vệ phần răng phía trong, ngăn ngừa sâu răng hình thành.
Giai đoạn 4:
Vi khuẩn tấn công vào phần tủy răng gây viêm và chết tủy. Trong trường hợp này nếu không điều trị ngay lập tức thì vi khuẩn sẽ tấn công vào dây thần kinh ở răng và xương hàm gây sưng, viêm, thậm chí là tiêu xương quanh chân răng.
=> Điều trị bằng cách nhổ răng
Nhổ răng là cách cuối cùng để loại bỏ răng sâu nghiêm trọng, không thể phục hồi. Sau khi nhổ răng, sẽ để lại khoảng trống trên hàm nên sẽ khiến các răng bên cạnh di chuyển làm sai lệch khớp cắn. Vậy nên bạn cần trồng răng lại ngay sau mất răng để tránh những biến chứng nguy hiểm nhé!
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của các bạn về dấu hiệu sâu răng và phương pháp điều trị theo từng tình trạng răng miệng. Nếu bạn có câu hỏi nào về bệnh lý răng miệng, hãy để lại bình luận cho chúng tôi, hoặc gửi tin nhắn qua Fanpage, nhân viên nha khoa sẽ trực tiếp trả lời sớm nhất!