Câu hỏi: “Chào bác sĩ, tôi đang đeo niềng răng mắc cài được 2 tháng, nhưng tuần trước tôi mới phát hiện mình mang thai. Tôi rất hoang mang không biết mình mang thai khi đeo niềng răng có gặp vấn đề gì không, có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng không? Xin bác sĩ hãy giải đáp sớm cho tôi. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều”. (Chị Hoa, 26 tuổi hiện đang là kế toán)
Bác sĩ Tăng Văn Vĩnh đang là bác sĩ chuyên khoa niềng răng tại Nha Khoa niềng răng Đà Nẵng (Rich Dental) giải đáp: “Đang niềng răng mà có thai, xử lý như thế nào?”
1. Việc cần làm khi đang niềng răng mà có thai
Nếu khi đang niềng răng mà chị có bầu thì điều đầu tiên chị nên làm đó là trao đổi với bác sĩ nha khoa và bác sĩ phụ sản về tình trạng hiện tại để có giải pháp tối ưu nhất.
- Nếu tình trạng sức khỏe của chị không ổn định thì có thể dừng lại quá trình niềng răng hoặc xem xét giảm lực siết răng, không sử dụng những kỹ thuật kết hợp, hoặc thậm chí là tháo bỏ bớt mắc cài để thai phụ có thể thoải mái hơn cho việc điều dưỡng sức khỏe.
- Nếu sức khỏe của chị tốt, được bác sĩ cho phép niềng răng khi mang thai thì chị có thể tiếp tục thực hiện chỉnh nha. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, cần phải đặc biệt chú ý hơn về vấn đề lực siết răng, bổ sung chất dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng, hạn chế việc dùng thuốc,..
- Để đảm bảo an toàn cho chị, thì khi đang niềng răng mà phát hiện có thai thì không nên vội chụp phim, lùi thời gian nhổ răng, giảm lực siết răng trong 3 tháng đầu của thai kì. Vì với phụ nữ mang thai thì giai đoạn này cực kỳ quan trọng, nếu có vấn đề nào phát sinh thì sẽ ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ và cả sức khỏe thai nhi trong bụng.
2. Đang niềng răng mà mang thai có sao không?
Niềng răng là kỹ thuật tương đối an toàn nhưng đối với cơ thể người phụ nữ mang thai thì có thể sẽ gặp chút khó khăn hơn. Bởi vì cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, nên có khả năng xảy ra một số vấn đề dưới đây nếu niềng răng đang trong thai kì:
- Tăng nguy cơ viêm nướu: Nội tiết tố sẽ thay đổi rất nhiều nên sẽ khiến cho nướu răng nhạy cảm hơn. Thêm vào việc khó vệ sinh răng miệng, nên nguy cơ vi khuẩn hình thành gây ra bệnh viêm nướu rất cao.
- Men răng dễ bị ăn mòn: Tình trạng thái nghén thường diễn ra ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kì. Khi nôn nghén, acid trong dịch nôn sẽ tiếp xúc với răng của mẹ bầu và nếu không được làm sạch hoàn toàn thì sẽ khiến cho men răng bị mài mòn nghiêm trọng.
- Tăng cân làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha: Tăng cân là tình trạng thông thường khi mang thai. Khi mẹ bầu tăng cân thì xương hàm và hình dạng nướu lợi sẽ có nhiều sự thay đổi, ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến phác đồ điều trị ban đầu của nha sĩ đã đề ra. Điều này sẽ làm kéo dài thời gian niềng răng và ảnh hưởng đến kết quả niềng răng sau này.
Đây là những vấn đề có thể gặp khi niềng răng mà mang thai. Mọi sự quyết định đều phải tùy thuộc vào cả 2 bác sĩ chỉnh nha và phụ sản. Nếu không được sự đồng ý của bác sĩ phụ sản thì bạn nên dừng lại việc niềng răng, và đeo hàm duy trì để đến khi sinh bé xong thì đeo niềng răng lại.
Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho nha khoa chúng tôi. Chúc chị có nhiều sức khỏe và dưỡng thai thật tốt!