Khi niềng răng, ngoài những khí cụ nha khoa quen thuộc như mắc cài, dây cung, dây thun, minivis,.. thì cụm từ band niềng răng khiến các bạn thắc mắc không biết khí cụ này là gì, có công dụng như thế nào. Để giải đáp thắc mắc của các bạn, Nha khoa Niềng Răng Đà Nẵng sẽ cung cấp các thông tin về việc gắn band niềng răng để làm gì? Có đau không? Các bạn cũng theo dõi nhé!
1. Gắn band răng để làm gì?
Gắn band niềng răng hay có tên gọi là khâu chỉnh nha, đây là một khí cụ trong quá trình niềng răng được sử dụng rộng rãi. Có rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng band để hỗ trợ quá trình kéo răng dịch chuyển.
Band niềng răng thường được làm kim loại, có hình tròn hơi vuông, phù hợp với hình dáng của răng hàm người niềng. Được gắn tại vị trí răng hàm số 6, 7 với nhiệm vụ chính là trở thành một nơi neo đậu, điểm tựa tạo lực cho hệ thống mắc cài, thun liên hàm, giúp kéo răng về vị trí đúng. Trong band có móc để gắn các dây thun và ống nhỏ để luồn dây.
Ưu điểm của khâu chỉnh nha đó là giúp cho quá trình đeo niềng của bệnh nhân được rút ngắn. Do đó khâu phải đảm bảo chắc chắn, khó bong. Hạn chế của việc gắn khâu chỉnh nha là gây ra khó chịu vì phải đặt thêm thun tách kẽ răng trong giai đoạn đầu. Đồng thời việc vệ sinh sẽ cần chú ý hơn để tránh vi khuẩn tích tụ trong mảng bám và gây ra các vấn đề hôi miệng, các bệnh lý khác.
2. Trường hợp nào cần gắn band?
Bác sĩ thường chỉ định kỹ thuật này cho những trường hợp phức tạp, cần phải nhờ sự hỗ trợ của các khí cụ như: nong hàm, cung lưỡi, cung ngang khẩu cái,.. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khớp cắn sâu, thân răng ngắn khiến cho việc gắn mắc cài dễ bị bong nên việc đeo band niềng răng là rất cần thiết để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Đối với những trường hợp lệch lạc nhẹ, không cần dùng nhiều khí cụ phức tạp, thân răng có đủ diện tích để gắn mắc cài thì chỉ cần các khí cụ niềng răng cơ bản thì cũng đã kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí mà không quá nhiều sự khó chịu cho bệnh nhân.
3. Gắn band răng có đau không?
Gắn band răng có đau không còn tùy thuộc vào mức độ thưa giữa các răng hàm với nhau, răng chắc khỏe hay yếu. Nếu khoảng cách răng hàm lớn, răng thưa sẵn thì việc gắn band sẽ rất dễ dàng, không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu nào.
Ngược lại, nếu răng hàm mọc chuẩn, sát khít nhau thì việc đặt band sẽ khó khăn hớn, cần phải qua một bước trung gian là đặt thun tách kẽ vào hai bên răng hàm trước khi đặt band răng. Và điều này sẽ gây ra không ít sự khó chịu cho bệnh nhân, nhưng sẽ nhanh chóng khỏi hẳn sau khi răng đã được tách ra theo ý bác sĩ nha khoa.
Tuy nhiên, ngoài tình trạng đau nhức, khó chịu thì bệnh nhân có thể gặp tình trạng xô lệch hàm sau khi gắn khâu. Nếu phát hiện tình trạng này, bạn cần đến tái khám với bác sĩ càng sớm càng tốt, trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ gắn band lại.
4. Gắn band răng trong bao lâu thì tháo?
Như đã đề cập ở trên, band là khí cụ có chức năng neo giữ, giúp làm điểm tựa chắc chắn cho hệ thống dây cung và mắc cài. Do đó, band sẽ được gắn trên răng hàm trong suốt quá trình chỉnh nha.
Chỉ đến khi hàm răng của bệnh nhân đã mọc thẳng đều về đúng vị trí thì lúc đó quá trình chỉnh nha sẽ kết thúc. Lúc này, bác sĩ sẽ tháo toàn bộ các khí cụ trên răng trong đó có cả band.
Trong thời gian niềng răng, bệnh nhân cần phải chú ý chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế các biến chứng không mong muốn. Đảm bảo quá trình dịch chuyển diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao. Từ đó, rút ngắn được thời gian đeo niềng, nhanh chóng kết thúc việc đeo niềng răng.
5. Sự thay đổi của hàm răng khi gắn khâu
Quá trình niềng răng rất dài, mất vài tháng để nhận thấy sự thay đổi nhỏ của hàm răng. Sau khi gắn khâu, sự thay đổi của hàm răng phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có trường hợp rất nhanh, chỉ trong 2 tháng nhưng cũng có những trường hợp phải mất đến vài năm mới thấy sự co kéo của khâu. Do đó, người niềng răng không cần phải chú tâm quan sát hàng ngày và trông vào sự thay đổi quá mức của toàn bộ hàm răng.
6. Không gắn band răng khi niềng được không?
Nhiều bệnh nhân không muốn có cảm giác khó chịu khi phải đeo khâu niềng răng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, band niềng răng là một phần quan trọng và không thể thiếu trong mỗi ca niềng răng. Đây chính là điểm tạo lực, điểm kết nối giữa các khí cụ để trở thành một hệ thống nắn chỉnh răng hoàn chỉnh, giúp việc đưa răng về đúng vị trí trở nên nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
7. Lưu ý sau khi gắn band niềng răng
Để hạn chế cảm giác khó chịu và đau nhức có thể xảy ra khi gắn band niềng răng, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách như sau:
- Dùng sáp nha khoa: Bạn có thể bọc sáp phía ngoài mắc cài để tránh tình trạng dây cung, mắc cài cọ sát gây trầy xước môi má.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối loãng luôn là vị cứu tính cho mọi loại tình trạng răng miệng. Bạn có thể nước muỗi loãng để kháng khuẩn, giảm viêm và ngăn ngừa mùi hôi miệng hiệu quả.
- Ăn các thực phẩm mềm: Trong những ngày đầu mới gắn niềng răng, bạn nên ưu tiên lựa chọn các thức ăn mềm, được nấu chín kỹ. Để tránh gây tác động lực nhiều đến răng miệng. Đồng thời bạn nên bổ sung nhiều nước lọc để làm sạch khoang miệng, tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển phá hoại men răng.
- Chải răng đúng cách: Chú ý chải răng thật kỹ vào khu vực dây cung, mắc cài, band niềng răng. Vì những khu vực này rất dễ tích tụ vi khuẩn và dẫn đến tình trạng viêm lợi hay sâu răng, làm ảnh hưởng đến tiến độ chỉnh nha.
- Chọn kem đánh răng chứa Fluoride: Để làm sạch răng miệng, bảo vệ men răng và ngăn mùi hôi miệng khó chịu.
- Dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước,.. để loại bỏ các mảng bám thức ăn còn tồn động trong miệng.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các khí cụ niềng răng khác, hãy để lại bình luận hoặc gửi tin nhắn vào Fanpage Nha khoa, tư vấn viên sẽ nhanh chóng trả lời đến bạn.